Công Nghệ Nhà Thông Mình Phần 1

Bài viết này là để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về Smarthome của 1 số bạn có đam mê nhưng chưa có nền tảng kỹ thuật và kiến thức về công nghệ này.

NHÀ THÔNG MINH - SMARTHOME RỐT CUỘC LÀ GÌ?

Ai cũng hiểu Smarthome là gì. Là nhà thông minh. Thế nào là nhà thông minh? Có mấy cấp độ như sau:

  • Cấp độ thấp nhất, đơn giản là 1 cái nhà biết làm theo lệnh của chủ nhà, bảo bật/tắt đèn thì bật/tắt đèn, bảo mở cửa thì mở cửa.
  • Cấp độ cao hơn là biết làm "tai mắt" cho chủ nhà, ví dụ khi có người trong nhà thì báo, có cháy, khói thì báo cháy báo khói, rồi hiển thị nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn...Nói 1 cách kỹ thuật thì là có khả năng Theo dõi (monitoring). Cao cấp hơn là khả năng đưa ra những thông tin, thay vì chỉ là dữ liệu thô. Ví dụ báo có trộm đột nhập, báo động mất điện, tiêu thụ điện năng quá mức cho phép...
  • Cấp độ thứ 3, nhà thông minh cần phải có khả năng "tự động", tức là đưa ra quyết định điều khiển giúp chủ nhà. Ví dụ khi "tai mắt" thấy chủ về thì sẽ tự động bật điều hòa, bình nước nóng. Khi thấy sắp ăn cơm thì bật đèn bếp, khi có trẻ con thì điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, khi có trộm thì bật chuông báo trộm, đóng 1 số cửa ra vào, rồi tự động tưới cây, quạt mát... Các tính năng này có thể được cài đặt trước, hoặc do chính chủ nhà cài đặt khi sử dụng. Hiện nay hầu hết các hệ thống smarthome đều cho phép cài đặt "ngữ cảnh" hay scene, tức là 1 loạt các quyết định điều khiển dựa trên 1 số thông số đầu vào nhất định
  • Và ở mức tối cao, nhà thông minh cần phải thực sự "thông minh", tức là hiểu được chủ nhà. Phải hiểu được thói quen, tập quán, sở thích của chủ. Nest thermostat là Thiết bị điều khiển nhiệt độ(thermostat) của Nest lab có khả năng "học" được nhiệt độ ưa thích của chủ để tự điều chỉnh cho phù hợp. Nest Lab đã được Google mua lại với giá 3.2 tỉ đô. Trong khi đó Phillips cũng có sản phẩm bóng đèn thông minh của riêng mình, với khả năng điều chỉnh cường độ và màu sắc ánh sáng theo sở thích chủ nhà, đang cực kỳ hot trên thị trường thiết bị smarthome.
  • Thực ra vẫn còn 1 cấp độ nữa của hệ thống Smarthome, vượt ra khỏi chính phạm vi của hệ thống này, đó là cấp độ IoT, cho phép các ngôi nhà thông minh "kết nối" với nhau và với hệ thống Cloud để đem lại cho ngôi nhà những tính năng tương tác cao cấp hơn, ví dụ có thể phát hiện nhu cầu mua sắm của chủ nhà để ra quyết định đặt hàng, hoặc nhiều tính năng khác.

Phần 1 giới thiệu về công nghệ nhà thông minh mình xin dừng lại tại đây. Những phần sau mình sẽ giới thiệu những dự án theo từng cấp độ SmartHome.

                                  

Viết bình luận

Bạn hãy gửi bình luận. Xin cảm ơn!